“Ta thấy được gì trong ảnh, và điều gì ảnh muốn cho ta thấy?”
Đó là câu hỏi chắc không ít người xem ảnh đặt ra khi họ đứng trước một tác phẩm nhiếp ảnh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiếp ảnh, cách đọc ảnh càng ngày trở nên khác biệt so với việc xem tranh. Sau đây Hoa Ta xin được tổng hợp cách đọc ảnh từ Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, là một gợi ý đơn giản giúp chúng ta thưởng thức tác phẩm ảnh một cách sâu sắc hơn.
Cách đọc ảnh bao gồm 5 bước:
1. Bạn thấy gì trong ảnh?
Quan sát kỹ bức ảnh để xem bạn thấy gì
– Sự vật sự việc
– Chi tiết
– Khung hình
– Thời gian
– Góc chụp
Chớ vội vàng kết luận, hãy đối chiếu với các thông tin đi kèm bức ảnh
Thử đoán xem tác giả đã thực hiện bức ảnh như thế nào
2. Ai là người chụp?
- Tìm hiểu thêm về tác giả qua các bài viết giới thiệu
- Đọc thêm các bài viết, các phát biểu và phân tích của chính tác giả (nếu có điều kiện)
Tìm hiểu sự nghiệp và quá trình thực hành nhiếp ảnh của tác giả đã thay đổi như thế nào theo thời gian và địa điểm, cùng với những sự kiện quan trọng, để xây dựng một mô hình các giai đoạn sáng tác khác nhau.
3. Ảnh được chụp ra làm sao
- Xác định đặc điểm tính chất của tác phẩm, ví dụ như kích thước ảnh. Mức độ đầu tư thời gian, tâm sức là bao nhiêu? Công nghệ phim và máy ảnh có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng như thế nào?
- Chú ý kỹ thuật chụp ảnh
- Chú ý xem thời gian, thu nhập lúc đó của tác giả cũng như yêu cầu khách hàng (nếu có)
- Thử đoán xem ảnh đã được xử lý hậu kỳ như thế nào? Người tạo ảnh có chỉnh sửa không, có cắt bớt, thêm vào hay thay đổi màu sắc gì không? Bằng phương pháp và trình tự ra sao?
Ảnh tạo ra có dành cho một nhóm đối tượng nào không
Hãy tự hỏi: ai là nhóm đối tượng người xem đó; và liệu bức ảnh tạo ra dành cho họ như vậy, thì quan điểm về “ảnh đẹp” của họ có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của tác giả không?
4. Thời đại / hoàn cảnh sáng tác
- Tìm hiểu về thời đại / hoàn cảnh đương thời khi sáng tác. Đọc thêm các ấn phẩm trong khoảng thời gian đó, bao gồm báo và các tạp chí phổ biến.
- Hãy nghĩ xem khi mới được tạo ra thì ảnh được sử dụng để làm gì và sẽ được tác giả đưa ra như thế nào. Xem xét yếu tố khác biệt nếu tác giả sáng tác theo yêu cầu khách hàng, cho ấn phẩm, cho bài giảng hay triển lãm nào đó.
Xem xét cách bố cục ảnh. Các phong trào nghệ thuật, thiết kế và thẩm mỹ đương thường với tác giả có thể tác động đến bố cục, màu sắc, độ tương phản và các yếu tố hình ảnh khác.
5. Phân tích những gì bạn khám phá được
Bạn suy nghĩ gì, nhận thấy gì, cảm thấy gì? Có điều gì khiến bạn tâm tư hay xúc động? Có điều gì khuấy động, liên tưởng, gợi nhớ hay phản ứng bên trong không?
- Tìm hiểu thêm về cái điều liên quan đến bức ảnh
- Đặt thật nhiều câu hỏi và nhờ hỗ trợ khi cần
Trên đây chỉ là một phương pháp cơ bản, đóng vai trò là “gợi ý tốt, có căn cứ, có lý lẽ để dẫn dắt hữu ích cho bạn đi tìm những phương pháp cụ thể muôn hình muôn vẻ của riêng bạn”.
Phương pháp cơ bản là “cái hướng chung để đi tìm lời giải, nhưng lời giải thực sự nằm ở chính mỗi con người, sự tự tìm tòi suy ngẫm độc lập sáng tạo của mỗi cá nhân”
thầy Trần Thanh Đạm (1932-2015)
Tìm hiểu thêm: https://www.loc.gov/rr/print/coll/fbj/Every_Photo_home.html
“Mọi lý thuyết đều màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi” – “Faust”, Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)