Hoa Ta Space

Số 8, Nội khu Mỹ Thái 1A, phường Tân Phú, Quận 7, tpHCM

Mon - Fri: 9:00 - 16:00

Shop online 24/7

Hiểu thêm về định giá tác phẩm nghệ thuật

Khi đi xem triển lãm hoặc đơn giản chỉ tìm tranh, ảnh treo để ngôi nhà trở nên đẹp hơn, chúng ta sẽ thấy rằng, giá tiền của những tác phẩm này khá cao. Trong bài viết này Hoa Ta sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu lý do vì sao tác phẩm lại có mức giá đó và một vài yếu tố có thể định hình mức giá đó.

Giá thành có thể coi là định lượng của tác phẩm quy đổi ra vật chất trong một hoàn cảnh bất kỳ. Yếu tố này được tạo ra bởi những phòng trưng bày nghệ thuật hoặc người trả giá cao nhất trong phiên đấu giá. 

Trong khi đó giá trị của tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ nhiều yếu tố như chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm hay là vẻ đẹp. Để có thể hiểu, trân trọng và tới gần hơn với tác phẩm, người mua cần dành thời gian tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật nói chung.

CHẤT LIỆU CỦA TÁC PHẨM

Chất liệu cũng là một yếu tố giúp định hình giá thành và giá trị tác phẩm. Dù được cùng một nghệ sĩ tạo ra những tranh vẽ hay tượng sẽ có khoản phí lớn hơn so với tác phẩm dạng bản in. Đối với những tác phẩm có cỡ lớn hoặc làm từ chất liệu đặc biệt, giá thành vì thế sẽ cao hơn. Tác phẩm dưới dạng bản in cũng áp dụng tương tự, tùy thuộc vào kích cỡ và loại giấy, mực in. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật, đã có những loại giấy chuyên biệt dành cho nhiếp ảnh. Tại Hoa Ta, chúng tôi luôn thảo luận với nghệ sĩ để tìm ra chất liệu giấy có thể đảm bảo tính thẩm mỹ và giá trị cho tác phẩm nhiếp ảnh Việt Nam.

CHẤT XÁM CỦA TÁC GIẢ

Một yếu tố nữa giúp cấu hình giá thành của tác phẩm là chi phí sáng tạo từ tác giả. Tác phẩm đến từ những nghệ sĩ trẻ mới có triển lãm đầu tiên hay vẫn đang trong quá trình tu nghiệp sẽ có mức phí khá thấp. Đối với những nghệ sĩ đã có kinh nghiệm nhiều năm và nhiều thành tựu, mức giá tác phẩm của họ sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó là sự hoàn thiện trong kỹ thuật và ý nghĩa của tác phẩm sẽ được truyền tải trọn vẹn. Khi người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm có sự đột phá lớn về phong cách, chủ đề mới hoặc cách truyền tải mới mẻ, giám tuyển, các phòng tranh và trung tâm nghệ thuật sẽ chú ý đến người nghệ sĩ và tác phẩm. Để không bỏ sót những điều đặc biệt ấy, chúng ta cần có kiến thức sâu rộng về lịch sử nghệ thuật.

THỜI ĐIỂM SÁNG TÁC

Thời điểm sáng tác cũng khá quan trọng và cần được lưu tâm. Những tác phẩm được sáng tác từ những năm 90 của thế kỷ trước sẽ có giá thành cao hơn so với các tác phẩm đương đại. Một ví dụ tiêu biểu là các tác phẩm của tác giả Morgan Ommer. Mechanical Swan Lake Riding the Family Vehicle tạo kích cỡ 20x30cm có cùng số phiên bản và chất liệu in nhưng có giá thành khác nhau. Riding the Family Vehicle được chụp vào những năm 1990, nếu so về tính tư liệu, tác phẩm này có nhiều ý nghĩa hơn. 

LỜI KẾT

Trước một tác phẩm nghệ thuật trong một triển lãm hay một trang web, để giảm bớt những lăn tăn và vướng mắc, người mua có thể tự đặt câu hỏi cho mình. Nếu tác phẩm này có giá 12,000,000 đồng, tương đương 1,000,000 đồng mỗi năm, vị chi khoảng 2,740 đồng một ngày. Với 2740 đồng mỗi ngày, mình có nhận được đủ những cung bậc cảm xúc, sự thích thú khi xem và niềm vui mỗi ngày không? Nếu câu trả lời là có, thì tác phẩm đó cần về với mình. Và đó là lý do vì sao chúng ta muốn sở hữu những tác phẩm nghệ thuật.

Đọc thêm

Các bài liên quan

Morgan Ommer: Nhiếp ảnh không thể tách rời cuộc sống

Ông sinh ra và lớn lên tại Paris (Pháp), thích được gọi thân mật là Minh. Cha ông là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới, vì thế nên tuổi trẻ Morgan luôn cố gắng thoát khỏi cái bóng đó. Ông từ chối học nhiếp ảnh để rồi về sau dòng thời gian lại đưa ông trở về với bộ môn này, tình cờ mà như là định mệnh, không thể tránh được.

Đọc tiếp »

Nhiếp ảnh lai: tương lai không giới hạn của nhiếp ảnh

Từ vài thập kỷ qua, khi công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tái định hình mọi ngành nghề, nhiếp ảnh không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Với sự ra đời của nhiếp ảnh kỹ thuật số, tiếp theo là sự xuất hiện của kỹ thuật “số hóa phim” (film digitisation techniques), tạo tiền đề cho sự ra đời của thực hành nhiếp ảnh mới mà bài viết sẽ gọi là Nhiếp Ảnh Lai (hybrid photography).

Đọc tiếp »

Hoàng Thế Nhiệm: Đi tìm hơi thở nhân sinh trong phong cảnh

Hoàng Thế Nhiệm được biết đến là một nhiếp ảnh gia tài ba trong thể loại phong cảnh. Thành tựu đó không phải chủ yếu đến từ truyền thống gia đình hay năng khiếu bẩm sinh, mà là kết quả của quá trình khám phá và không ngừng học hỏi từ triết lý nhân sinh đến những cuộc hành trình bôn ba chinh phục thế giới.

Đọc tiếp »